Tài liệu Nguyễn_Sĩ_Giáo

Vốn có kiến thức uyên thâm Nguyễn Sĩ Giáo được bổ nhiệm chức Thị độc viện Hàn lâm[3]. Đây là chức quan giữ việc giảng đọc thư sử, giảng giải kinh nghĩa cho vua nghe và thường được nhà vua hỏi ý kiến khi bàn chính sự. Về sau Nguyễn Sĩ Giáo chuyển làm Đô cấp sự trung[4]. Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 01/2017, trang 50, Thạc sỹ Lê Thị Thu Hương Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết về Nguyễn Sĩ Giáo: "

Đại Việt sử ký toàn thư chép: năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo làm Giám sát ngự sử[5]. Đời Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng. Ông bị cách chức, sau lại được phục chức và được ban Đặc tiến [ tr.194] Kim tử Vinh lộc đại phu[6], Bồi tòng Ngự sử đài Đô ngự lại, Hiến sát sứ[7], Đề hình[8], An Nhân tử[9], ban thụy Chất Trực, Nhân Thành xã Nguyễn Tướng công. Gia đình có 4 anh em đều đỗ Hương cống, đều được bổ làm Giám sinh Quốc tử giám nhưng ông là nổi tiếng nhất. Ông về trí sĩ rồi mất ở nhà, dân xã lập đền thờ tự, tiền triều tặng sắc văn.[ TCHC (29a, 42a), NAK (51a, 51b), CNKBVN (tr.508), N0 1345]"[10]. Sách Nghệ An ký, tác giả Hoàng giáp Bùi Dương Lịch trang 282, 283 chép:

làm đến thị độc Viện Hàn lâm, sau đó bị bãi chức, rồi lại được phục chức. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo (51b) làm giám sát ngự sử. Đời Lê Hy Tông, đầu niên hiệu Vĩnh Trị (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng nên bãi chức ông".